Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải cung cấp kịch bản tóm tắt và phần chi tiết nội dung sử dụng bối cảnh Việt Nam.
Chiều 15/6, với 90% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi). Luật quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải sử dụng dịch vụ do cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp. Nếu phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam phải được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cấp giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm kịch bản tóm tắt và kịch bản chi tiết nội dung quay phim dùng bối cảnh tại Việt Nam, bằng tiếng Việt. Hồ sơ được nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia, đường bưu điện, hoặc nộp trực tiếp. Nếu không cấp phép, Bộ phải nêu rõ lý do.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua dự luật Điện ảnh (sửa đổi), chiều 15/6. Ảnh: Hoàng Phong
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, khi thảo luận, có hai luồng ý kiến về vấn đề này. Thứ nhất, đồng ý phương án nhà làm phim nước ngoài phải cung cấp kịch bản tóm tắt và kịch bản chi tiết nội dung quay sử dụng bối cảnh tại Việt Nam. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước bám sát được các yếu tố nhạy cảm, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà làm phim nước ngoài.
Ý kiến thứ hai đề nghị nhà làm phim nước ngoài cung cấp kịch bản phim đầy đủ bằng tiếng Việt vì tóm tắt chưa thể hiện toàn bộ nội dung phim. Kịch bản đầy đủ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý đánh giá tổng thể, thẩm định, quản lý, đảm bảo yêu cầu về chính trị, quốc phòng, an ninh. Chính phủ lựa chọn phương án này.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cả hai phương án đều có thể xảy ra rủi ro vì kịch bản phim sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp phép vẫn có thể bị thay đổi. Vì vậy, Luật quy định dù thực hiện theo phương án nào, nhà làm phim nước ngoài đều phải cam kết không vi phạm các hành vi bị cấm, như vi phạm Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xâm phạm chủ quyền quốc gia; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, giá trị văn hóa Việt Nam. Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về hai phương án, đa số lựa chọn phương án thứ nhất.
Về phổ biến phim trên Internet, luật quy định trước khi phổ biến phim trên mạng, đơn vị sản xuất phải phân loại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả phân loại; thông báo danh sách phim sẽ chiếu trên mạng đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Luật Điện ảnh sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2023.
Tin Mới Nhất
Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới sẵn sàng đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất, phân phối
Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người
Theo đó, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối...
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
Ngày 6/7, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã...
Hơn 485.000 lượt du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình
Thông tin từ Sở Du lịch Ninh Bình, trong thời gian Tuần Du lịch Ninh Bình từ ngày 23/5-31/5/2025 toàn tỉnh đón khoảng 485.000 lượt...
Khánh Hòa công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh cho các điểm du lịch, lưu trú
Khánh Hòa chính thức công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng hướng tới du lịch bền vững,...
Người dân nhận được nhiều lợi ích khi thực hiện công chứng điện tử
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng chính thức có hiệu...
Không được phép giả dối với sự sống con người!
“Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!” – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại...
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14
Ngày 19/6, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn sơ kết công tác...