Chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; bà Kristina Buende, Trưởng Ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có sự phát triển nhanh trong những năm gần đây, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế và nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Ở hầu hết các quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đều đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cả Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Chiến lược xác định sự cần thiết phải: “Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo”. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã và đang nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuôn khổ chính sách, pháp luật đối với trí tuệ nhân tạo và sẽ tiếp tục các nghiên cứu khác trong thời gian tới.
Thứ trưởng hy vọng Hội thảo khoa học hôm nay sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam, trong đó có Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các cơ quan Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam cùng trao đổi, chia sẻ, nhận diện đầy đủ các vấn đề đặt ra, những cơ hội và thách thức đem lại từ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng khuôn khổ chính sách, pháp luật điều chỉnh đối với trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 – Ảnh: VGP/LS
Bà Kristina Buende, Trưởng Ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, trí tuệ nhân tạo đã mở ra nhiều cơ hội phát triển và cả những thách thức cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hội thảo hôm nay là cơ hội để các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo của Liên minh châu Âu và của Việt Nam cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; từ đó đề xuất các chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và các mục tiêu của Việt Nam.
Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao các bước tiến của Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo.
Tại Hội thảo hôm nay, ông Patrick Haverman đề xuất một số chủ đề cần tập trung thảo luận như: khuôn khổ pháp luật đảm bảo việc sử dụng có đạo đức, có trách nhiệm trí tuệ nhân tạo; vai trò của các quốc gia trong việc xây dựng, thực thi pháp luật điều chỉnh trí tuệ nhân tạo;… Ông cũng khẳng định, UNDP sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện, thúc đẩy khuôn khổ pháp lý để phát triển khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tổng kết một số kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo “Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Chính phủ” do Oxford Insight thực hiện, năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng một bậc so với năm 2022.
Để thúc đẩy triển khai Chiến lược trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn nữa, đồng chí đề nghị các bộ, cơ quan liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chiến lược. Trong đó, đồng chí cho rằng cần tập trung vào việc rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách; chủ động nghiên cứu kinh nghiệm các nước và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế; tăng cường nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;…
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo là công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đang được các quốc gia chú trọng phát triển để khẳng định vị thế về chính trị, kinh tế.
Vì vậy, để thúc đẩy phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang tính đột phá, Việt Nam cần quan tâm đến việc xây dựng và ban hành các biện pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ trí tuệ nhân tạo sản xuất trong nước; xây dựng hệ thống pháp luật quản lý trí tuệ nhân tạo, trong đó quy định mức độ rủi ro, tính tin cậy, thực thi đạo đức và cách thức quản lý sản phẩm, ứng dụng trí tuệ nhân tạọ…
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được nghe các diễn giả chia sẻ các kinh nghiệm của quốc tế trong việc xây dựng, thực thi pháp luật điều chỉnh trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề pháp lý đặt ra trong việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo;…
Lê Sơn
Báo Chính Phủ
Tin Mới Nhất
Hơn 485.000 lượt du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình
Thông tin từ Sở Du lịch Ninh Bình, trong thời gian Tuần Du lịch Ninh Bình từ ngày 23/5-31/5/2025 toàn tỉnh đón khoảng 485.000 lượt...
Khánh Hòa công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh cho các điểm du lịch, lưu trú
Khánh Hòa chính thức công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng hướng tới du lịch bền vững,...
Người dân nhận được nhiều lợi ích khi thực hiện công chứng điện tử
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng chính thức có hiệu...
Không được phép giả dối với sự sống con người!
“Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!” – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại...
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14
Ngày 19/6, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn sơ kết công tác...
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức – Kết nối niềm tin”
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo...
Vinamilk có 5 nhãn hàng thuộc top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk...
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường...