Tay chân miệng tăng 84,4% trong tuần thứ 12 năm 2025
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 12 (từ ngày 17 đến 23-3-2025), TP.HCM đã ghi nhận 348 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 84,4% so với trung bình 4 tuần trước.
Các quận, huyện có tỉ lệ mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, quận 8 và quận 6. Tính từ đầu năm 2025 đến tuần 12, tổng số ca mắc tay chân miệng ở TP.HCM là 1.917 ca.
Tại một số bệnh viện như Nhi đồng 1 TP.HCM, số lượng trẻ mắc tay chân miệng hiện tại đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024 và vượt mức trung bình của 5 năm qua. Trong ba tháng đầu năm 2025, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 140 trường hợp mắc bệnh.
Hay Bệnh viện TP Thủ Đức cũng vừa có báo cáo ghi nhận 132 lượt khám và 7 ca nhập viện do bệnh tay chân miệng trong ba tháng đầu năm 2025, cho thấy tình hình diễn biến của bệnh có dấu hiệu đáng lo ngại.
Không tự ý điều trị tay chân miệng tại nhà bằng các biện pháp dân gian
Bác sĩ Phạm Hoàng Anh Khoa, khoa nhi Bệnh viện Thủ Đức, cho biết bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do vi rút Coxsackie và Enterovirus 71 gây ra, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng.
Việc lây truyền bệnh có thể qua nhiều con đường như tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch mũi họng, hoặc qua đồ chơi, vật dụng nhiễm vi rút. Các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Khoa khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ có triệu chứng của bệnh như sốt, nổi mụn nước trên tay, chân và miệng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Phụ huynh không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian. Trẻ mắc bệnh cần được nghỉ học và cách ly trong vòng 7-10 ngày để tránh lây lan cho cộng đồng.
Về chế độ dinh dưỡng, bác sĩ Khoa đề nghị phụ huynh đảm bảo cho trẻ đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là đạm từ cá, trứng, sữa và vitamin từ rau củ màu vàng đỏ, rau xanh đậm. Nên chia nhỏ bữa ăn, chọn thức ăn mềm, dễ nuốt và bổ sung đủ nước, điện giải. Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, mặn hoặc cứng.
Do hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Bác sĩ Khoa nhấn mạnh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh môi trường sống và đồ dùng sạch sẽ, ăn chín uống sôi, không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng, và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Chủ động thực hiện phương châm 3 sạch
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện theo phương châm “3 sạch” – ăn (uống) sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch.
Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Ngoài ra cần lau sạch các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc hằng ngày của trẻ như đồ chơi, bàn học, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế và sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cẩm Nương
Báo Tuổi Trẻ
Tin Mới Nhất
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Chiều ngày 30/3, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ,...
TP.HCM: Tay chân miệng vào mùa, cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch
Tay chân miệng tăng 84,4% trong tuần thứ 12 năm 2025 Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 12 (từ ngày...
‘Thời điểm vàng’ của du lịch Việt chinh phục giới ‘tinh hoa’
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch...
Giá dầu tăng chậm lại, giá đồng COMEX rơi khỏi mốc kỷ lục
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch...
Nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn ‘sốt ảo’ của thị trường bất động sản
Trước xu hướng “săn” đất đang tăng tại một số khu vực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu...
Triển khai nhiều giải pháp đưa TTCK Việt Nam phát triển chất lượng, bền vững
Năm 2025, ngành chứng khoán cần nỗ lực hơn nữa, tập trung triển khai các giải pháp mạnh mẽ để thị trường tiếp tục phát...
Quốc hội Việt Nam ủng hộ việc phê duyệt và triển khai các thỏa thuận hợp tác Việt Nam – Brazil
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đang...
Xoá nhà tạm, nhà dột nát là trách nhiệm từ trái tim
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh mọi người dân phải được hưởng thụ thành quả từ công cuộc phát triển đất...