Bảo tồn đa dạng sinh học đóng vai trò thiết yếu trong duy trì sự cân bằng hệ sinh thái bền, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn dược liệu và thực phẩm quan trọng cho con người và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng
Xét về khía cạnh kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học thúc đẩy du lịch sinh thái, đồng thời cung cấp nguồn lợi, tạo ra thu nhập cho cộng đồng địa phương. Do đó, Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ quan trọng đối với thiên nhiên mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với phát triển bền vững của xã hội và nền kinh tế, bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ tương lai. Hợp tác toàn diện nhằm phát huy lợi ích và tăng giá trị đa dụng tại các khu rừng mà hệ sinh thái rừng đem lại cho cuộc sống con người nhưng vẫn đảm bảo các cảnh quan được quản lý bền vững.
Nhận diện tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học và những thách thức trong việc huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ công tác nghiên cứu, bảo tồn loài, sẽ giúp đưa ra định hướng phát triển sinh kế phù hợp và bền vững.
Trong thời gian qua, tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI)-Chương trình Việt Nam đã tài trợ 100.000 USD (tương đương 2,5 tỷ đồng) cho Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ngãi” thực hiện tại huyện miền núi Ba Tơ.
Theo ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, việc tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) triển khai thực hiện nhóm hoạt động liên quan dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ngãi” trên địa bàn huyện Ba Tơ có ý nghĩa thiết thực, phù hợp chủ trương xã hội hóa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, nhân dân vùng dự án.
Dự án bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của người dân; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho chủ rừng, lực lượng kiểm lâm. Từ đó, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng. Đồng thời, là cơ sở hướng đến thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Tây Ba Tơ.

Dự án huy động sự vào cuộc và tham gia đồng thuận cao cho quá trình chuyển đổi diện tích rừng và thành lập khu dự trữ thiên nhiên Tây Ba Tơ; đồng thời, triển khai thí điểm mô hình tín dụng tiết kiệm không lãi suất cho phụ nữ thôn Làng Vờ, xã Ba Nam (các đối tượng vay vốn là hộ tham gia bảo vệ rừng, hộ bị giảm thu nhập từ rừng và hộ phụ nữ đơn thân) từ nguồn vốn Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã với tổng vốn hỗ trợ 150 triệu đồng.
Đẩy mạnh công tác bảo tồn Chà vá chân xám
Mới đây, tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) cũng đã cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi phối hợp thực hiện hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế bền vững”.
Hội thảo nhận được sự quan tâm của 85 đại biểu từ gần 30 cơ quan, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong nước. Các đại biểu tham dự là đại diện lãnh đạo của cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Cục Lâm nghiệp – Phòng Quản lý bảo vệ rừng đặc dụng phòng hộ; các khu bảo tồn lân cận thuộc 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai; các cơ quan ban ngành cấp tỉnh của Quảng Ngãi và Kon Tum; tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng như: MeKong Herbs, Vietmodel, Vietnam Silk house cùng bên cơ quan truyền thông, báo chí.
Trong hội thảo, các chuyên gia tập trung thảo luận và chia sẻ về: Giá trị đa dạng sinh học, mối đe dọa đến loài Chà vá chân xám tại rừng phòng hộ huyện Ba Tơ và kết quả nghiên cứu hai loài linh trưởng Vượn má vàng trung bộ, Chà vá chân xám tại rừng Kon Plông; Kinh nghiệm về Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế vùng đệm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên; phát triển du lịch sinh thái và sự cần thiết kết nối giữa các khu rừng, địa phương; tiềm năng và cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm địa phương phục vụ cho du lịch, xuất khẩu từ đó huy động nguồn lực tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển sinh kế cộng đồng vùng đệm và xây dựng kế hoạch kết nối mở rộng sinh cảnh sống cho các loài động vật rừng, các loài nguy cấp quý hiếm.
Bảo tồn Chà vá chân xám tại rừng Kon Plông (tỉnh Kon Tum) cũng là vấn đề quan trọng được các đại biểu quan tâm. Rừng nguyên sinh của huyện Kon Plông có giá trị đa dạng sinh học vô cùng lớn với nhiều động vật hoang dã quý hiếm như: quần thể khoảng 500 cá thể chà vá chân xám (loài linh trưởng được xếp hạng cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ thế giới-IUCN); hơn 100 cá thể loài vượn đen má vàng Trung bộ (nguy cấp); các loài: gấu ngựa (sắp nguy cấp), rái cá vuốt bé (sắp nguy cấp), cầy vằn (nguy cấp), cu li nhỏ (nguy cấp) và các loài chim đặc hữu của Việt Nam và khu vực như: hồng hoàng (sắp nguy cấp), khướu Ngọc Linh (nguy cấp)…
Trong những năm qua, huyện Kon Plông cùng các tổ chức bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã đã nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức các hoạt động bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn.
Huyện Kon Plông phối hợp chặt chẽ với các xã trên địa bàn huyện để thực hiện công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã quý hiếm, đặc biệt là loài chà vá chân xám. Tổ chức tuần tra, truy quét, tháo, gỡ các loại bẫy, đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét đối tượng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt, tàng trữ, mua bán các loài động vật hoang dã trên địa bàn nên đã hạn chế được tình trạng người dân vào rừng săn bắt động vật hoang dã.
Huyện cũng cử cán bộ thường xuyên xuống tận thôn, làng tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, chỉ đạo các xã thành lập Câu lạc bộ bảo vệ động vật hoang dã, tổ chức các hoạt động truyền thông đến người dân trong xã nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay bảo vệ rừng, gìn giữ môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, nhất là loài động vật quý hiếm như chà vá chân xám…
Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên 967.418 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 780.736 ha, diện tích có rừng 602.334 ha, độ che phủ rừng là 62,3%, là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất Tây nguyên và là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao của cả nước. Năm 2016, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã có đợt khảo sát trong các khu rừng thuộc huyện Kon Plông và phát hiện hơn 500 cá thể Chà vá chân xám. Từ đó đến nay, tổ chức FFI và Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) đã tiến hành khảo sát bổ sung và ghi nhận một số thông tin khoa học quan trọng về loài này trên địa bàn huyện Kon PLông.

Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) là loài đặc hữu có vùng phân bố tự nhiên hạn hẹp trong các khu rừng tự nhiên thuộc 5 tỉnh miền trung Việt Nam gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum. Loài này được xếp hạng cực kỳ nguy cấp trong Danh lục đỏ thế giới, Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào Danh lục 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Các nhà khoa học dự báo, quần thể loài này có thể bị tuyệt chủng hoàn toàn ngoài tự nhiên trong vòng 30 năm nữa nếu không được bảo tồn kịp thời.
Theo các chuyên gia, hiện nay ở Việt Nam ước tính có khoảng dưới 1.000 cá thể Chà vá chân xám, như vậy việc phát hiện quần thể có khoảng 500 cá thể Chà vá chân xám tại Kon Plong chiếm đến 50% số lượng cá thể hiện có tại Việt Nam. Có thể nói, những phát hiện quần thể này là một sự kiện cực kỳ quan trọng cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn loài này trên thế giới cũng như cho riêng tỉnh Kon Tum. Vì vậy, việc bảo tồn và duy trì sự sinh tồn của quần thể chà vá chân xám mới phát hiện, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hành động thiết thực, cụ thể từ các cơ quan quản lý tại địa phương cũng như sự hỗ trợ của các nhà khoa học, và các tổ chức xã hội.
Theo khảo sát, số lượng cá thể Chà vá chân xám hiện có trên địa bàn tỉnh được đánh giá là lớn nhất nước hiện nay, tuy nhiên thách thức đặt ra là tình trạng khai thác rừng trái phép làm mất dần sinh cảnh sống, hoạt động săn bắn các loài động vật hoang dã nhất là các loài quý hiếm làm suy giảm nguồn gen, việc chuyển đổi rừng, khai hoang để trồng cây công nghiệp, việc xây dựng các nhà máy thủy điện gây ảnh hưởng đến điều kiện sống cũng như tập tính của một số loài làm cho khả năng thích nghi bị hạn chế dẫn đến nguy cơ có thể gây tuyệt chủng đối với loài này.
Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và các lực lượng chức năng tăng cường bảo vệ loài chà vá chân xám quý hiếm trên địa bàn huyện Kon Long với nhiều hoạt động tích cực hiệu quả như: Tổ chức Hội thảo tham vấn bảo tồn loài chà vá chân xám trên địa bàn huyện Kon Plong; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của động vật cũng như theo dõi, giám sát quần thể chà vá tại đây…
Tuy nhiên về lâu dài để bảo tồn được loài chà vá chân xám mới phát hiện này thì bên cạnh các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, các cấp, các ngành cần có những chính sách để hỗ trợ cộng đồng trong khu vực nhằm cải thiện sinh kế, giảm áp lực vào rừng như xây dựng và phát triển các chương trình, dự án tạo thêm thu nhập và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng địa phương; hỗ trợ các cấp chính quyền và cộng đồng trong công tác lập kế hoạch cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần xây dựng quy chế, chương trình hỗ trợ cụ thể nhằm đảm bảo các điều kiện để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào bảo tồn, phát triển loài chà vá chân xám trên địa bàn.

Fauna & Flora là tổ chức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học và sự sống trên Trái đất. Thành lập tại Anh Quốc, Fauna & Flora là một trong những tổ chức lâu đời với hơn 120 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn. Hiện nay, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương của gần 50 quốc gia trên thế giới để cùng nhau bảo vệ môi trường sống, phục hồi đại dương, ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng, chấm dứt buôn bán động vật hoang dã trái phép, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều hơn nữa.
Từ năm 1997, chương trình tại Việt Nam được thiết lập và hợp tác, đồng hành cùng các đối tác của mình để thực hiện các hoạt động bảo tồn tại địa phương.
Đinh Nam
Tin Mới Nhất
Hơn 485.000 lượt du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình
Thông tin từ Sở Du lịch Ninh Bình, trong thời gian Tuần Du lịch Ninh Bình từ ngày 23/5-31/5/2025 toàn tỉnh đón khoảng 485.000 lượt...
Khánh Hòa công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh cho các điểm du lịch, lưu trú
Khánh Hòa chính thức công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng hướng tới du lịch bền vững,...
Người dân nhận được nhiều lợi ích khi thực hiện công chứng điện tử
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng chính thức có hiệu...
Không được phép giả dối với sự sống con người!
“Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!” – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại...
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14
Ngày 19/6, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn sơ kết công tác...
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức – Kết nối niềm tin”
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo...
Vinamilk có 5 nhãn hàng thuộc top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk...
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường...