Cơ quan tố tụng cáo buộc 21 cựu quan chức trong vụ chuyến bay giải cứu đã nhận hối lộ 515 lần với 165 tỉ đồng. Đến nay các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền để khắc phục hậu quả?
Hôm nay (18-7), phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu tiếp tục phần tranh tụng, các bị cáo và luật sư được quyền trình bày quan điểm bào chữa.
Trước đó, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án đối với 54 bị cáo. Ở nhóm tội nhận hối lộ, riêng bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị án tử hình, còn hầu hết được đề nghị mức án dưới khung truy tố, từ 2-20 năm tù.
Người nộp 200 triệu, người nộp 20 tỉ
Trong phần luận tội, viện kiểm sát đánh giá một số bị cáo trong nhóm nhận hối lộ đã bất chấp tất cả, “biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền cho bản thân”.
Viện kiểm sát cáo buộc các bị cáo đã nhũng nhiễu, gây khó khăn, tạo ra cơ chế xin cho buộc đại diện các doanh nghiệp phải đưa chi phí “bôi trơn”, đưa hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu, do đó cần phải có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội đối với các bị cáo nhận hối lộ.
Tuy nhiên, viện kiểm sát cũng cho rằng cần xem xét thời điểm xảy ra dịch đang diễn ra việc thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước nhanh và phức tạp mà không có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Đây cũng là nguyên nhân, sơ hở để các bị cáo phạm tội.
Một số bị cáo không chủ động yêu cầu đưa tiền nhưng do không tránh được cám dỗ nên đã phạm tội. Viện kiểm sát cũng căn cứ vào tinh thần tích cực khắc phục hậu quả của một số bị cáo để đề nghị hội đồng xét xử cân nhắc khi lượng hình.
Đến hiện tại: đã nộp 120 tỉ đồng và 1,5 triệu USD
Theo thống kê, 54 bị cáo trong vụ án đến nay đã nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 120 tỉ và 1,5 triệu USD. Trong đó, riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại khoảng 80 tỉ.
Người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án này là Phạm Trung Kiên với 253 lần, nhận tổng số tiền 42,6 tỉ.
Khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Kiên đã chuyển khoản trả lại cho các doanh nghiệp hơn 12 tỉ nhưng lại nhờ họ khai báo với cơ quan chức năng đây là tiền vay mượn cá nhân.
Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế là bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án tử hình vụ chuyến bay giải cứu – Ảnh: NAM ANH
Số tiền Kiên hưởng lợi được xác định là hơn 30 tỉ đồng. Viện kiểm sát cho hay gia đình bị cáo đã nộp lại số tiền 15 tỉ để khắc phục hậu quả, hiện còn phải truy thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 15 tỉ.
Người nộp lại số tiền nhiều nhất trong nhóm tội này là bị cáo Vũ Anh Tuấn (phó phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Ông Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ tổng số hơn 27 tỉ, hưởng lợi 22,8 tỉ.
Khi vụ án bị khởi tố, Tuấn đã trả lại cho một số doanh nghiệp khoảng 3,1 tỉ nên số tiền bị cáo còn chiếm hưởng là 19,6 tỉ. Quá trình điều tra, xét xử, Tuấn cùng gia đình đã nộp cho cơ quan điều tra 20 tỉ. Ông Tuấn bị đề nghị mức án 19-20 năm tù.
Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 21,5 tỉ, gia đình bị cáo đã nộp 16 tỉ. Ông Dũng bị đề nghị mức án 12-13 năm tù.
Trong nhóm bị cáo nhận hối lộ, nhiều người đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi để khắc phục hậu quả gồm: Nguyễn Quang Linh (cựu trợ lý phó thủ trướng Chính phủ) nộp hơn 4,4 tỉ; Trần Văn Dự (cựu cục phó Cục Xuất nhập cảnh) nộp hơn 3,1 tỉ; Chử Xuân Dũng (cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỉ…
Cũng nhóm tội này, bị cáo nộp lại số tiền ít nhất là Đỗ Hoàng Tùng (cựu cục phó Cục Lãnh sự). Ông Tùng bị cáo buộc nhận hối lộ 12,2 tỉ và đến nay mới nộp 200 triệu đồng. Ông Tùng bị đề nghị 9-10 năm tù.
Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền 25 tỉ, đến nay mới nộp 900 triệu đồng. Bà Lan bị đề nghị 18-19 năm tù.
Bị cáo Hoàng Văn Hưng chưa nộp gì
Nhóm bị cáo tội đưa hối lộ là chủ các doanh nghiệp cũng nộp tiền khắc phục hậu quả từ vài trăm triệu đến vài tỉ.
Nhóm bị cáo liên quan kế hoạch chạy án hơn 2 triệu USD, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đã nộp 1,5 triệu USD để khắc phục hậu quả. Riêng bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an) đến nay chưa nộp khoản tiền nào.
Ông Hưng bị cáo buộc lừa đảo chạy án, chiếm đoạt số tiền 18,8 tỉ. Tuy nhiên quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa ông Hưng một mực kêu oan, khẳng định không chiếm đoạt số tiền này.
Đối với nhóm bị cáo nhận hối lộ chưa nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả, viện kiểm sát cho rằng cần tiếp tục truy thu, tiếp tục phong tỏa tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Tiếp tục truy thu, kê biên
Cụ thể, viện kiểm sát đề nghị tiếp tục truy thu 24,1 tỉ nhận hối lộ của cựu cục trưởng Hương Lan. Tiếp tục kê biên 2 căn hộ chung cư cao cấp, một chiếc Lexus đứng tên bà Lan.
Viện kiểm sát cũng phong tỏa gần 20 tỉ và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng. Hai căn chung cư của gia đình cựu cục phó bị đề nghị dừng mua bán chuyển nhượng.
Khi khám xét nhà cựu phó giám đốc Công an Hà Nội, cơ quan điều tra tạm giữ 210.000 USD và 146 lượng vàng. Viện kiểm sát đề nghị tiếp tục tạm giữ số tài sản này và phong tỏa 1 tỉ đồng trong tài khoản của ông Tuấn để đảm bảo thi hành án.
Thân Hoàng
Báo Tuổi Trẻ
Tin Mới Nhất
Hơn 485.000 lượt du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình
Thông tin từ Sở Du lịch Ninh Bình, trong thời gian Tuần Du lịch Ninh Bình từ ngày 23/5-31/5/2025 toàn tỉnh đón khoảng 485.000 lượt...
Khánh Hòa công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh cho các điểm du lịch, lưu trú
Khánh Hòa chính thức công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng hướng tới du lịch bền vững,...
Người dân nhận được nhiều lợi ích khi thực hiện công chứng điện tử
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng chính thức có hiệu...
Không được phép giả dối với sự sống con người!
“Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!” – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại...
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14
Ngày 19/6, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn sơ kết công tác...
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức – Kết nối niềm tin”
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo...
Vinamilk có 5 nhãn hàng thuộc top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk...
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường...